fbpx

Văn phòng làm việc Coworking phong cách Hà Nội Xưa giữa lòng Hà Nội

Ý tưởng thiết kế Tiktak Coworking Space Hà Nội Xưa

Những năm trở lại đây, phong cách Hà Nội Xưa đang dần trở thành trào lưu kiến trúc và nội thất của những quán cà phê, quán ăn, cửa hàng. Không khó để bắt gặp một quán cà phê với thiết kế “thời bao cấp” của những năm 70-80 thế kỷ 20 tại Hà Nội. Đặc biệt, những hàng quán theo lối thiết kế này luôn nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, từ những người lớn tuổi cho đến cả giới trẻ. Điều đó cho thấy giữa dòng chảy tấp nập của cuộc sống hiện đại, người ta vẫn tha thiết tìm về những giá trị xưa cũ, vẫn lưu luyến và hoài niệm về một Hà Nội đã xa.

Hà Nội những năm cuối thế kỷ 19

Nhà văn nổi tiếng Nguyễn Việt Hà đã từng viết về phố cổ Hà Nội như sau: “Một đô thị đã ngoài nghìn tuổi thì đương nhiên phải có linh hồn. Hoặc hay hoặc dở, đâu có quan trọng, chỉ biết nó thăm thẳm mơ màng rêu phong tạo riêng một bản sắc. Phố cổ chính là nơi giữ gìn được đôi chút những mảnh hồn độc đáo ấy”. 

Hiểu được vẻ đẹp và giá trị của một Hà Nội hoài cổ, cùng với tình yêu dành cho Hà Nội, Tiktak Coworking Space từ lâu đã ấp ủ dự định xây dựng một không gian làm việc chung (coworking space) sử dụng phong cách kiến trúc Retro để tái hiện lại không gian sống và làm việc của tầng lớp tiểu tư sản vào những năm cuối thế kỷ 19. Được lấy cảm hứng từ chính những con phố nhỏ, ngõ nhỏ, những ngôi nhà truyền thống của Hà Nội, Tiktak mong muốn mang nhịp sống yên bình và trầm lắng của Hà Nội những năm 1890 vào giữa lòng thủ đô ngày nay. Tiktak “Hà Nội Xưa” được thiết kế tại số 44 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phong cách kiến trúc Hà Nội Xưa những năm 90 của thế kỷ 19

Những ngôi nhà phố cổ Hà Nội những năm 90 của thế kỷ 19 được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Với thiết kế nhà ống, vừa làm nhà ở vừa làm cửa hàng, hẹp chiều ngang và chạy dài nhiều lớp. Tuy diện tích không quá lớn nhưng người Hà Nội xưa vẫn khéo léo bố trí đầy đủ chức năng với cả tầng gác lửng và sân vườn.

Cấu trúc thiết kế nhà cổ Hà Nội

Nhà cổ Hà Nội thường không xây tường vách. Lớp ngoài cùng là cửa hàng được mở thông ra phố để bày bán hàng hoá. Tiếp đến là khoảng sân rời có cây xanh, sau đó là gian nhà hậu để tiếp khách, khu thờ cúng, phòng ngủ và bếp. Các lớp nhà (phòng) mở thông với nhau, ở giữa đều có một khoảng sân nhỏ để cây cảnh. Phòng ngủ được thiết kế ở tầng hai, đi lên bằng một cầu thang nhỏ, để mộc ở một bên tường.

Cầu thang để mộc dẫn lên tầng 2 của những ngôi nhà cổ

Tường sơn vàng, mái ngói dày phủ rêu, nội thất gỗ quý với những hoạ tiết điêu khắc tinh xảo cùng những vật dụng truyền thống là điểm nhấn tạo nên nét riêng của những ngôi nhà trong phố cổ Hà Nội. 

Phòng khách của ngôi nhà cổ di sản 87 Mã Mây, Hà Nội

Tìm hiểu phong cách Retro trong kiến trúc

Thuật ngữ Retro – viết tắt của từ “Retrospective” có nguồn gốc từ tiếng latin “retrospectus” nghĩa là “hồi tưởng quá khứ”. Được bắt nguồn từ Bắc Âu vào những năm 40 và dần trở nên phổ biến vào những năm 50-70 của thế kỷ 20. Nguyên tắc thiết kế của phong cách Retro là kết hợp những chi tiết cổ điển pha trộn với những “chất liệu” hiện đại. Đây cũng là lí do tại sao Retro thường được lựa chọn để xây dựng những không gian mang tính hoài cổ nhưng vẫn rất thời thượng.

Trong kiến trúc Retro có những nguyên tắc riêng để tạo nên sự pha trộn hài hoà giữa cổ điển và hiện đại:

  • Cách phối hợp màu sắc: những màu sắc được pha trộn một cách ngẫu hứng với những gam màu phổ biến như vàng, đỏ, xanh lục, xanh dương, cam, pastel… tạo nên những điểm chấm phá đối lập, thu hút thị giác.
Màu sắc thường sử dụng trong lối kiến trúc Retro
  • Sử dụng nhiều đồ nội thất: Phong cách Retro sử dụng khá nhiều đồ nội thất cổ điển hoặc cách tân cổ điển trong một không gian.
    Thiết kế đơn giản, cách tân cổ điển: Retro thổi hơi thở hiện đại vào trong thiết kế cổ điển. Những chi tiết phức tạp được lược bỏ, chỉ giữ lại những đường nét cổ điển đơn giản, tập chung vào màu sắc và công năng của nội thất.
  • Trú trọng trang trí tường: những bức tường trong phong cách thiết kế Retro rất hiếm khi để trống những khoảng lớn. Tranh, ảnh, đồ decor tường hay đơn giản là giấy dán tường, tấm vải hoạ tiết thường được sử dụng để tạo sự ấn tượng và đạt được hiệu ứng hoài cổ.
  • Tận dụng ánh sáng tự nhiên: kiến trúc Retro sử dụng tối đa ánh sáng tự nhiên cho không gian. Những khung cửa sổ thường không thể thiếu trong lối kiến trúc này.

Giới thiệu về Tiktak Coworking Space phong cách Hà Nội Xưa

Tiktak Coworking Space nghiên cứu rất kỹ phong cách kiến trúc của những ngôi nhà cổ Hà Nội cuối thế kỷ 19. Từng chi tiết hay hoạ tiết nhỏ đều được cân nhắc để đưa vào không gian một cách có chủ đích và có ý nghĩa nhất định. Tại không gian làm việc Tiktak “Hà Nội xưa”, dòng thời gian như chảy ngược lại một lần nữa. Nhịp sống hối hả của Hà Nội nay như chậm lại tại Tiktak Coworking Space, để khách hàng có thể tìm lại những giá trị xưa cũ để hoài niệm, từ đó có những phút giây thoải mái dành cho công việc của mình. Chúng tôi hiểu rằng một không gian làm việc truyền cảm hứng sẽ khơi gợi sự sáng tạo cùng nguồn năng lượng tích cực và động lực làm việc để đạt hiệu quả cao trong công việc.

Những hình ảnh về Tiktak Coworking Space phong cách “Hà Nội Xưa”:

Tiktak Coworking Space tái hiện không gian Hà Nội Xưa
Không gian làm việc chung
Không gian văn phòng làm việc – phòng họp
Không gian chỗ ngồi linh hoạt
Khu vực lễ tân

./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 0898.580.666
Tiktak 1
Tiktak 2