fbpx

Coworking space và câu chuyện giữ vững văn hóa doanh nghiệp

Số lượng không gian làm việc chung (Coworking Space) và số lượng người sử dụng không gian làm việc chung tăng lên đáng kể đã làm thay đổi cách thức làm việc và vận hành của nhiều công ty. Chính vì vậy, coworking space và văn hóa doanh nghiệp luôn là hai yếu tố song hành cùng nhau. Coworking Space có tác động rất lớn đến văn hóa của một tổ chức, doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về sự ảnh hưởng của mô hình Coworking Space lên văn hóa của doanh nghiệp trong bài viết này.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa xoay quanh về khái niệm “văn hóa doanh nghiệp”. “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp” (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.) hay “văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.). Chung quy lại, văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và tư duy được mọi người trong doanh nghiệp công nhận.

Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần và giá trị của doanh nghiệp. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa công ty là một sứ mệnh vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại và tồn tại lâu dài của mọi doanh nghiệp. Những thành phần của văn hóa doanh nghiệp bao gồm bốn phần chính: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh. 

Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Cấp dễ thấy nhất được thể hiện ngay trong công việc hằng ngày, qua cách làm việc, cách giao tiếp giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa người quản lý và nhân viên, giữa nhân viên và khách hàng, đối tác,…. Cấp thứ hai được thể hiện ở chính bản thân mỗi nhân viên của doanh nghiệp, từ thái độ nghiêm túc, trách nhiệm với công việc. Cấp thứ ba được thể hiện qua những giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho cộng đồng, xã hội. Qua các cấp độ này, ta cũng có thể hình dung ra được phần nào việc coworking space và văn hóa doanh nghiệp có liên quan đến nhau. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa của mỗi doanh nghiệp. 

Văn hóa dân tộc

Văn hóa dân tộc là nền văn hóa được hình thành từ lâu đời, trải qua hàng nghìn năm phát triển và hoàn thiện. Văn hóa doanh nghiệp là một nền tảng văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn hóa dân tộc. Vì vậy, theo lẽ tất nhiên, nền văn hóa doanh nghiệp được phản chiếu bởi nền văn hóa dân tộc. Giống như văn hóa dân tộc là nét đặc trưng và là niềm tự hào của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thì mỗi doanh nghiệp cũng đều có niềm tự hào về nét văn hóa của riêng mình.

Người lãnh đạo

Ở bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào, người lãnh đạo đều có vai trò và tầm ảnh hưởng rất lớn. Lãnh đạo chính là những người hiểu rõ nhất văn hóa doanh nghiệp bởi họ là người xây dựng và phát triển nó. Họ là người thiết lập chu trình làm việc, phân công khối lượng công việc cho các thành viên trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng phản ánh cá tính và triết lý riêng của bản thân nhà lãnh đạo. Điều này cũng giải thích vì sao khi bắt đầu tìm hiểu về một doanh nghiệp nào đó, chúng ta thường có xu hướng tìm hiểu người lãnh đạo của doanh nghiệp đó là ai, họ là người như thế nào.

Coworking space và văn hóa doanh nghiệp cho nhà lãnh đạo
Vai trò của nhà lãnh đạo trong mối quan hệ giữa coworking space và văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa bên ngoài

  • Kinh nghiệm của tập thể nhân viên trong doanh nghiệp: Mỗi cá nhân đều có những nét tính cách riêng biệt. Tất nhiên, khi tham gia vào môi trường doanh nghiệp, mỗi cá nhân đều sẽ có sự điều chỉnh nhất định về các nét riêng biệt đó sao cho phù hợp nhất với văn hóa của tổ chức. Chúng ta cần hiểu rõ rằng, văn hóa doanh nghiệp không được tạo nên bởi tập hợp các đặc điểm khác nhau của mỗi cá nhân mà nó là tập hợp từ những giá trị cơ bản nhất của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.
  • Những giá trị học hỏi từ những doanh nghiệp khác: Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp biết chắt lọc và học hỏi những điều tốt đẹp từ các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp bên ngoài chính là các đối tác, nhà cung cấp và đặc biệt là chính các đối thủ của doanh nghiệp.
  • Những giá trị do các thành viên mới đến đem lại: Những thành viên mới của công ty chính là những luồng gió mới thổi vào nền văn hóa của doanh nghiệp. Họ đem lại những điều mới mẻ cho doanh nghiệp bên cạnh việc “gia nhập” vào nền văn hóa vốn có của doanh nghiệp. 

Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội

Đây là sự tác động của thời đại, xu thế xã hội đến doanh nghiệp. Yếu tố này có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa của doanh nghiệp. Nhưng nó cũng là một yếu tố rất nhạy cảm, giống như một con dao hai lưỡi. Trong bài viết này, chúng ta chỉ tìm hiểu một cách khái quát chứ không đi sâu để tìm hiểu rõ các yếu tố này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mức độ phù hợp với doanh nghiệp, những xu hướng và trào lưu xã hội sẽ mang lại những trào lưu mới trong công ty, tạo ra nhiều điều mới mẻ hoặc giúp nâng cao hiệu suất công việc, tăng khả năng kết nối nhân viên nếu biết cách vận dụng hợp lý. 

Ảnh hưởng của xu hướng, trào lưu xã hội đến văn hóa doanh nghiệp

Ta có thể thấy, các giá trị học hỏi từ những doanh nghiệp khác ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa của doanh nghiệp. Bằng cách nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, thông qua các buổi giao lưu doanh nghiệp…chúng ta có thể rút ra được những bài học riêng, những ưu điểm của họ để có thể áp dụng cho doanh nghiệp mình. Khi ấy các giá trị học hỏi này sẽ làm thay đổi văn hóa doanh nghiệp đã cũ của công ty. 

Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cần phải áp dụng một cách chọn lọc để đảm bảo phù hợp  với công ty và phát huy hiệu quả.

Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng?

Như đã đề cập ở trên, bản chất của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần và giá trị của doanh nghiệp. Việc xây dựng một nền văn hóa lành mạnh và tốt đẹp có ảnh hưởng tích cực đến những mối quan hệ nội bộ của doanh nghiệp, cũng như các mối quan hệ bên ngoài của doanh nghiệp. Cụ thể, một nền văn hóa lành mạnh, tích cực sẽ giúp ích rất nhiều trong việc gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, nâng cao sự đoàn kết và gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp


Dưới đây là một số lợi ích cụ thể mà việc gắn kết các thành viên trong công ty mang lại: 

  • Tạo động lực làm việc và giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn: Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp đặt ra mục tiêu cân bằng giữa cuộc sống và công việc của nhân viên, giúp mọi người có thể an tâm làm việc, thỏa sức cống hiến. 
  • Thu hút nguồn nhân lực mới và “giữ chân” nhân lực giỏi: Sau khi tạo ra môi trường làm việc chất lượng, văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, sự thu hút nguồn nhân lực mới và sự gắn bó của các nhân viên với doanh nghiệp được tăng lên là điều tất yếu. 
  • Nâng cao lợi nhuận: Nhân viên làm việc với một tinh thần thoải mái, trách nhiệm với công ty là điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận – sự thành bại của công ty. Nền văn hóa tốt đẹp góp phần thúc đẩy mọi thành viên trong doanh nghiệp tập trung phát triển bản thân, phát triển công việc, gia tăng năng suất sản xuất góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.

Từ những lợi ích to lớn trên, các nhà lãnh đạo càng phải chú trọng hơn đến mối liên hệ giữa coworking space và văn hóa doanh nghiệp mình mỗi khi lên kế hoạch hay đưa ra các quyết định về không gian làm việc trong doanh nghiệp và các công việc liên quan.

Sự bùng nổ của mô hình Coworking Space

Co-working space là một nơi rất tốt để mọi người giúp đỡ lẫn nhau. Với sự đa dạng của người lao động trong không gian làm việc chung, tại đây mỗi người sẽ có một vốn kinh nghiệm độc đáo mà họ có thể chia sẻ cho các thành viên khác. Làm việc ở co-working space hàng ngày, giữa những người đang làm những công việc khác nhau, cũng có thể làm cho bản sắc công việc của chính chúng ta trở nên mạnh mẽ. 

Sự bùng nổ của mô hình coworking space

Ngày nay, một loạt các doanh nghiệp thuộc mọi loại mô hình từ các doanh nghiệp nhỏ đến các doanh nghiệp liên doanh đều chọn mô hình coworking. Theo brandsvietnam.com, Việt Nam thuộc top 20 thị trường có số lượng Coworking Space lớn nhất thế giới.

Tìm hiểu thêm về mô hình Coworking Space tại bài viết: Coworking Space là gì? Những điều cần biết về Coworking Space để có cái nhìn trực quan hơn về câu chuyện của coworking space và văn hóa doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của Coworking Space đến văn hóa của doanh nghiệp

Coworking space và văn hóa doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với nhau. Nhiều người đặt ra câu hỏi “Liệu không gian làm việc chung có làm mất văn hóa doanh nghiệp không?”. Câu trả lời chắc chắn là “Không”. Nhưng coworking space sẽ làm thay đổi văn hóa tại doanh nghiệp của bạn.

Sự ảnh hưởng của Coworking Space đến Văn hóa doanh nghiệp

Nhiều người cho rằng “văn hóa” là một từ thông dụng trong công ty, gợi lên hình ảnh về tình đồng nghiệp thân thiết. Nhưng văn hóa của một công ty là sự kết hợp của các sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, các chính sách về cách thức quản lý và tính cách của lãnh đạo doanh nghiệp, cũng như của cán bộ nhân viên…Không phải tự nhiên khi “Coworking Space” lọt top từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên toàn cầu và nguồn cung dịch vụ Coworking Space tăng gấp 13 lần từ năm 2017 đến năm 2021. Nguồn cung vào nửa đầu năm 2022 dự kiến cao gấp 3 lần so với năm 2021 với tốc độ tăng trưởng là 181% (theo Knight Frank – công ty tư vấn và dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới). Bây giờ, ta sẽ đi sâu vào những ảnh hưởng của Coworking Space đến văn hóa của một doanh nghiệp.

Coworking space cải thiện sự hợp tác của doanh nghiệp

Giải quyết câu hỏi “Liệu văn hóa có phải là một phần quan trọng để làm cho hoạt động của doanh nghiệp trở nên hiệu quả?”. Chúng ta cần đưa ra nhận định rằng, coworking dường như đang có tác động tích cực đến văn hóa công ty khi được xử lý đúng cách. Thay vì thách thức tiêu cực nền văn hóa của công ty, coworking space có thể tác động tích cực – đưa văn hóa doanh nghiệp vào thử thách bằng cách đặt nó giữa các nền văn hóa khác.

Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

Coworking space là nơi hợp tác tổ chức một số lượng lớn các nhóm người hay các doanh nghiệp khác nhau đi theo con đường của họ. Một trong số những mục đích lớn nhất của việc này là để tạo ra một nền văn hóa hài hòa và khuyến khích các doanh nghiệp khác giao lưu, trao đổi với nhau. Song song giảm thiểu các đặc điểm làm gián đoạn công việc của người khác, coworking space thúc đẩy các đặc điểm dẫn đến cơ hội lớn hơn trong không gian làm việc chung (bao gồm sự cân bằng lành mạnh giữa khả năng thích ứng và sự tận tâm, hợp tác, hòa nhập, hiệu quả bản thân và giao tiếp hiệu quả hoặc thẳng thừng).

Coworking Space như một bài kiểm tra cho văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa công ty có cơ hội để mỗi cá nhân trong công ty tự hoàn thiện bản thân mình hơn. Điều này được thực hiện bằng cách học cách dung hòa với những người khác trong một không gian làm việc chung. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp và nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải xác định được những nét độc đáo, cần được duy trì và phát triển của nền văn hóa đó, cũng như những nét văn hóa chưa tốt, cần thay đổi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Cũng có thể nói coworking space như một bài kiểm tra cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp. Các công ty trẻ nói riêng có thể phát triển mạnh bằng cách phát triển cùng với các công ty khác trong không gian làm việc chung.

Thách thức của Coworking Space đến văn hóa doanh nghiệp

Thách thức mà coworking space đặt ra cho văn hóa doanh nghiệp là vẫn có thể giữ được bản sắc cá nhân doanh nghiệp trong cộng đồng ở không gian làm việc chung. Các công ty có văn hóa quá mạnh thường sẽ không kết hợp tốt trong nhiều không gian làm việc chung. Điều này dẫn đến họ sẽ gặp khó khăn khi tìm kiếm những ứng viên tài năng, cảm thấy thoải mái trong nền văn hóa độc đáo của họ. Nhà lãnh đạo giỏi cần phải chắt lọc những thông tin, những nét văn hóa tốt đẹp, phù hợp để phát triển doanh nghiệp từ những thách thức đến từ hai yếu tố coworking space và văn hóa doanh nghiệp. 

Thách thức trong mối quan hệ giữa coworking space và văn hóa doanh nghiệp.

Trong khi đó, các công ty có văn hóa cởi mở hơn sẽ thích thú với tính chất linh hoạt của không gian làm việc chung. Tuy vậy, sẽ rất khó để cảm thấy tự hào về công ty của một người khi nó chỉ đơn giản là cảm thấy quá “giống nhau”.

Kết luận:

Các nhà lãnh đạo của một doanh nghiệp cần phải xác định được nền văn hóa mà mình muốn doanh nghiệp hướng tới. Bởi vì không gian làm việc chung mang các nền văn hóa của công ty lại với nhau theo cách chưa từng được thử nghiệm trước đây, nhiều công ty nhận thấy ngay lập tức và cố gắng chắt lọc văn hóa độc đáo của họ thành một thứ cụ thể mà họ có thể nắm giữ để tạo sự khác biệt với phần còn lại. Điều này dẫn đến sự đoàn kết hơn, cảm giác tự hào về công việc của một người tăng lên và sự đánh giá cao đối với công ty được tăng lên.

Bài viết có  tham khảo từ nguồn dưới đây:

https://venturepointsa.com/2021/12/17/how-corporate-coworking-is-changing-office-culture/ ./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 0898.580.666
Tiktak 1
Tiktak 2