fbpx

5 Xu hướng công nghệ tại nơi làm việc năm 2024

Bất chấp áp lực lạm phát và tình hình kinh tế biến động như hiện nay, nhiều công ty vẫn đang tiếp tục đầu tư vào công nghệ tại nơi làm việc của mình, bởi vì đó là xu hướng và đang định hình một phong cách làm việc mới trong tương lai, xu hướng làm việc linh hoạt, khoa học, bền vững và xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp.

Một khảo sát vào tháng 10/2023 của JLL về chủ đề công nghệ bất động sản toàn cầu cho biết 91% doanh nghiệp sẵn sàng trả chi phí cao hơn để thuê các văn phòng được trang bị công nghệ, họ cho rằng công nghệ đóng vai trò rất quan trọng tại nơi làm việc trong việc thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên, qua đó cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong năm 2024, công nghệ tại nơi làm việc tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng, từ các tòa nhà thông minh trang bị IoT, các thiết bị đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, trải nghiệm nghe nhìn AV, AR, công nghệ 5G,… cho đến những công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ máy tính lượng tử. Bài viết dưới đây sẽ khám phá 5 xu hướng công nghệ hàng đầu tại văn phòng làm việc năm 2024 và tương lai.

Xu hướng #1: Công nghệ tạo nên nơi làm việc thông minh, bền vững

Tính bền vững toàn cầu chắc chắn sẽ tiếp tục là xu hướng chung của ngành Bất động sản vào năm 2024 và tương lai, công nghệ sẽ đóng vai trò vô cùng lớn trong vấn đề này. Một văn phòng làm việc thông minh và cộng với thiết kế thân thiện với môi trường sẽ mang lại tính bền vững rất cao. Vậy cụ thể, công nghệ đóng vai trò gì trong việc xây dựng một nơi làm việc thông minh?

Văn phòng thông minh là một thuật ngữ mô tả các môi trường làm việc sử dụng công nghệ cao để tăng cường hiệu suất và tiện ích cho nhân viên. Các văn phòng thông minh thường sử dụng các công nghệ như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), điều khiển tự động và dữ liệu lớn để tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình làm việc.

Trong một văn phòng thông minh, các thiết bị như đèn, máy lạnh, bộ lọc không khí, cửa ra vào, hệ thống an ninh và thiết bị khác được trang bị đầy đủ cảm biến, kết nối với mạng Internet và có thể được kiểm soát thông qua các ứng dụng di động hoặc các nền tảng theo dõi và điều khiển từ xa khác. Điều này tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt và thân thiện hơn cho sức khỏe của nhân viên.

Ngoài ra, văn phòng thông minh cũng có thể tích hợp các hệ thống quản lý tài nguyên như quản lý công việc, quản lý nhân sự, quản lý quy trình và quản lý thời gian để tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và giảm thiểu lãng phí.

Phòng họp xanh tích hợp nhiều cảm biến môi trường

Xu hướng #2: Nâng cao trải nghiệm nghe nhìn (AV)

Công nghệ nghe nhìn (AV) đã thực sự bùng nổ trong công việc tại thời điểm đại dịch covid-19 khi giải quyết được vấn vấn đề làm việc từ xa buộc phải áp dụng khi đó. Vào năm 2023, ngành công nghiệp nghe nhìn có giá trị hơn 165 tỷ bảng anh và ước tính sẽ đạt 270 tỷ bảng anh vào năm 2026. Các nhà kỹ thuật cũng đang không ngừng cải thiện độ sắc nét của hình ảnh và tính chân thật của âm thanh qua các thiết bị của họ. Điều này khẳng định rằng, dù đại dịch đã được kiểm soát nhưng vai trò của công nghệ AV là không thể thiếu tại nơi làm việc, dù là trực tiếp hay remote. Các doanh nghiệp cũng đã nắm rõ được tầm nhìn này và đang ngày càng nâng cao trải nghiệm nghe nhìn tại nơi làm việc của mình.

Theo Khảo sát của Envoy năm 2023, hơn 40% lãnh đạo công ty đã đầu tư xây dựng phòng họp, hội thảo riêng tại nơi làm việc được trang bị đầy đủ các thiết bị nghe nhìn so với năm 2022. Ngoài đáp ứng tính linh hoạt trong công việc, công nghệ nghe nhìn (AV) còn giúp nâng cao khả năng kết nối và hợp tác với khách hàng, đối tác.

Công nghệ AV không thể thiếu khi làm việc kết hợp

Xu hướng #3: Áp dụng những tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI)

Năm 2023, công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục phát triển bùng nổ và đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Deep learning và Reinforcement learning tiếp tục là hai lĩnh vực chính trong nghiên cứu AI và tác động mạnh mẽ đến nơi làm việc ở nhiều mặt như: 

  • Tối ưu hóa quy trình làm việc: Công nghệ AI được sử dụng để tối ưu hóa quy trình làm việc trong các tổ chức và doanh nghiệp. Các hệ thống AI có khả năng tự động hóa các nhiệm vụ lặp lại và tốn thời gian, giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và tập trung vào các công việc có giá trị cao hơn.
  • Hỗ trợ đưa ra quyết định: Công nghệ AI cung cấp thông tin và dữ liệu phân tích để hỗ trợ quyết định kinh doanh và quản lý. Các hệ thống thông minh có khả năng dự đoán xu hướng và thị trường, giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định thông minh và chiến lược hơn.
  • Tương tác với khách hàng: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng trong các hệ thống tương tác khách hàng, bao gồm chatbot và hệ thống tự động phản hồi. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng và giảm thời gian phản hồi cho các yêu cầu và thắc mắc của khách hàng.
  • Hỗ trợ sáng tạo nội dung: Công nghệ AI được sử dụng để tạo ra nội dung và thông điệp tùy chỉnh dành cho khách hàng và nhân viên. Các hệ thống AI có thể phân tích dữ liệu khách hàng để tạo ra nội dung cá nhân hóa và hiệu quả. Bên cạnh đó AI Generator cũng hỗ trợ rất nhiều cho những nhà sáng tạo nội dung số hiện nay.
  • Quản lý tài nguyên và kế hoạch làm việc: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng để quản lý tài nguyên và kế hoạch làm việc của nhân viên. Các hệ thống AI có thể tự động lên kế hoạch, quản lý thời gian và đánh giá kết quả công việc, giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc và tăng cường sự linh hoạt.

Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo tại nơi làm việc trong năm 2023 đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình làm việc, cải thiện trải nghiệm khách hàng và nhân viên, và tăng cường hiệu suất và hiệu quả cho tổ chức và doanh nghiệp.

Trí tuệ nhân tạo tiếp tục trở thành xu hướng

Xu hướng #4: Công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường

Ngoài AI, công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) cũng đang tạo nên những cuộc cách mạng trong việc thay đổi cách chúng ta làm việc. Với lợi thế tiếp cận trước và phổ biến trước trí tuệ nhân tạo, công nghệ AR và VR đang thực sự được khai thác mạnh mẽ trong công việc với những áp dụng như:

  • Hội thảo và họp online: VR và AR cung cấp các trải nghiệm gần giống với thực tế trong các cuộc họp và hội thảo trực tuyến. Điều này cho phép nhân viên từ xa tham gia một cách tích cực và tương tác với nhau như thể họ đang ở cùng một địa điểm.
  • Thiết kế và phát triển sản phẩm: Trong lĩnh vực thiết kế và phát triển sản phẩm, VR và AR cung cấp cơ hội để kiểm tra và tương tác với các mô hình 3D một cách chi tiết trước khi sản phẩm thực sự được sản xuất. Điều này giúp tăng cường khả năng hình dung trong khi sáng tạo và giảm thiểu các lỗi trong quá trình phát triển sản phẩm.
  • Tiếp thị và bán hàng: VR và AR cung cấp cho doanh nghiệp cơ hội để tạo ra các trải nghiệm tương tác và độc đáo cho khách hàng, từ việc tạo ra các tour ảo đến việc sử dụng trải nghiệm sản phẩm trong không gian ảo. Đây cũng là ứng dụng mà Meta verse và các ông lớn công nghệ đang đầu tư mạnh tay.
  • Đào tạo nhân sự: VR và AR đang được sử dụng rộng rãi trong đào tạo nhân viên. Công nghệ này cho phép tạo ra các trải nghiệm tương tác 3D, giúp nhân viên học và huấn luyện một cách hiệu quả hơn, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như y tế, sản xuất và kỹ thuật.

Việc sử dụng VR và AR trong môi trường làm việc đang ngày càng tạo ra những không gian làm việc sáng tạo và hiện đại, tăng hiệu suất công việc, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhân tài.

Công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường nâng cao trải nghiệm làm việc

Xu hướng #5: Công nghệ quản lý không gian làm việc

Công nghệ quản lý không gian tại nơi làm việc (Workspace Management Technology) đang là xu hướng được nghiên cứu, phát triển nhanh chóng nhằm tối ưu hóa sử dụng không gian và tài nguyên trong môi trường làm việc, với những áp dụng dưới đây:

  • Hệ thống đặt chỗ và quản lý bàn làm việc: Công nghệ này cho phép nhân viên đặt chỗ hoặc đặt bàn làm việc trước, thông qua các ứng dụng di động hoặc trên máy tính. Điều này giúp tăng cường sự linh hoạt cho nhân viên và quản lý hiệu quả sự sử dụng không gian làm việc.
  • Cảm biến và IoT (Internet of Things): Sử dụng cảm biến và các thiết bị IoT để thu thập dữ liệu về việc sử dụng không gian làm việc. Thông tin này có thể bao gồm tình trạng sử dụng của bàn làm việc, nhiệt độ, ánh sáng, và mức độ ồn ào, giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn về cách nhân viên tương tác với môi trường làm việc và tối ưu hóa không gian.
  • Hệ thống định vị trong nhà (Indoor Positioning Systems – IPS): IPS sử dụng các công nghệ như Wi-Fi, Bluetooth hoặc RFID để theo dõi vị trí của nhân viên và tài sản trong không gian làm việc. Điều này giúp cải thiện quản lý tài nguyên và an ninh, cũng như tối ưu hóa vận hành của không gian làm việc.
  • Phần mềm quản lý không gian: Các hệ thống phần mềm được thiết kế để giúp quản lý và lập kế hoạch sử dụng không gian làm việc một cách hiệu quả. Chúng có thể bao gồm tính năng đặt chỗ, theo dõi sử dụng không gian, quản lý lịch trình và tích hợp với các hệ thống khác như quản lý nhân sự và hệ thống điều hòa không khí.
  • Giải pháp quản lý dành cho không gian làm việc linh hoạt: Với mô hình làm việc linh hoạt ngày càng phổ biến, các công nghệ quản lý không gian cũng phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của nhân viên làm việc từ xa, làm việc độc lập và làm việc tại các văn phòng khác nhau.
Công nghệ quản lý không gian làm việc

Công nghệ đang được các doanh nghiệp đón nhận theo nhiều cách khác nhau, không chỉ với mục đích nâng cao năng suất làm việc mà còn mong muốn tạo nên một môi trường làm việc hiện đại, thú vị, văn minh và chuyên nghiệp hơn.

Theo dõi Tiktak Coworking Space để cập nhật thêm những tin tức và xu hướng trong thế giới việc làm.

Bài viết có tham khảo thông tin của oktra.co ./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 0898.580.666
Tiktak 1
Tiktak 2