fbpx

Mô hình thiết lập mục tiêu SMART

Ngày nay, mô hình SMART đã trở nên rất phổ biến và được áp dụng rất thành công, bởi mô hình này có thể ứng dụng linh hoạt phù hợp với các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn hoặc thậm chí với cá nhân. Cùng tìm hiểu mô hình thiết lập mục tiêu SMART trong bài viết này nhé!

Mô hình SMART là gì ?

Thuật ngữ S.M.A.R.T được biết đến đầu tiên trong ấn bản “Management Review ” tháng 11 năm 1981 của George T. Doran. Theo định nghĩa: Mô hình SMART là mô hình dùng để thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, quản lý tới phát triển doanh nghiệp, được xây dựng dựa trên 5 tiêu chí: Specific – Measurable – Actionable – Relevant – Time-bound.

mo hinh smart

Các tiêu chí theo mô hình SMART

1. Cụ thể (Specific)

“Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại”. Vậy để chuẩn bị tốt mọi thứ, bạn cần có một mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Một mục tiêu rõ ràng từ ban đầu sẽ giúp tiết kiệm thời gian về sau. Có như thế những hành động tiếp theo của bạn mới thực sự hiệu quả.

Để thiết lập mục tiêu cụ thể, hãy đặt câu hỏi: “Mục tiêu của tôi là gì?” Hãy tạo một mục tiêu rõ ràng và cụ thể mà bạn muốn đạt được. Ví dụ, thay vì nói “Tôi muốn thành công trong công việc”, hãy xác định một cách rõ ràng mục tiêu của mình “Tôi muốn được thăng chức lên vị trí quản lý dự án trong vòng 6 tháng”.

2. Có thể đo lường (Measurable)

Cụ thể hóa và định lượng được các mục tiêu bằng con số, tức bạn cần có những chỉ số để thực hiện đo lường, đây là cách giúp bạn theo dõi và xác định tiến trình của mục tiêu, hiểu rõ mình cần làm gì để đạt được chỉ tiêu nhanh nhất.

Để đảm bảo mục tiêu của bạn đo lường được, hãy xác định rõ các yếu tố đo lường cụ thể. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là “Tăng doanh số bán hàng”, bạn có thể đặt mục tiêu “Tăng doanh số bán hàng lên 20% trong 3 tháng”.

3. Tính khả thi (Achievable)

Mục tiêu đề ra cụ thể, có chỉ số đo lường rõ ràng nhưng cũng phải có khả năng thực hiện, không xa rời thực tế. Bạn nên đặt câu hỏi: “Có khả năng thực hiện mục tiêu này không?” Hãy xem xét tài nguyên, thời gian, kiến thức và kỹ năng của bạn. Nếu mục tiêu quá khó hoặc không đạt được trong thực tế, hãy thay đổi và điều chỉnh phù hợp với môi trường và tình huống hiện có.

4. Tính liên quan (Relevant)

Mỗi doanh nghiệp khi hình thành đều mang trong mình một tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa riêng. Mục tiêu đề ra cần phải liên quan thực tế và được liên kết chặt chẽ với các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Không đề ra các mục tiêu không đóng góp vào được giá trị cốt lõi của tổ chức hay định hướng của bản thân.

5. Thiết lập thời gian (Time-bound)

Cuối cùng, mục tiêu của bạn phải có một thời hạn cụ thể để tạo áp lực và sự cam kết. Đồng thời, giúp bạn biết được tiến độ thực hiện mục tiêu, từ đó có từng bước tiến đẩy nhanh hay chậm lại trong công cuộc hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra, giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên & nhân lực của tổ chức. 

Bạn nên đặt câu hỏi: “Khi nào tôi cần hoàn thành mục tiêu này?” Đặt một thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu của bạn. Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu “Đạt được 1000 khách hàng mới trong vòng 4 tháng”.

Tóm lại, SMART làm một mô hình dễ triển khai đối với doanh nghiệp hay mỗi cá nhân. Việc thiết lập các mục tiêu theo mô hình SMART trong kinh doanh là cách hoàn thành mục tiêu nhanh và hiệu quả nhất.

*Nguồn: Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 0898.580.666
Tiktak 1
Tiktak 2